Hệ thống nhóm máu Rh

Category: Sức khỏe sinh lý thế giới 579

Cùng với hệ OAB, một hệ thống khác có vai trò rất quan trọng trong truyền máu là hệ Rh. Sự khác nhau cơ bản giữa hệ OAB và hệ Rh là kháng thể của hệ OAB là kháng thể tự nhiên trong khi kháng thể của hệ Rh là kháng thể miễn dịch.

Nhóm máu hiếm Rh-
Nhóm máu hiếm Rh-

Các kháng nguyên của hệ Rh

Có 6 loại kháng nguyên Rh, mỗi loại kháng nguyên này được gọi là một yếu tố Rh và được ký hiệu bằng C, D, E, c, d, E,. Một người có kháng nguyên C sẽ không có kháng nguyên c, nhưng một người không có kháng nguyên C sẽ luôn luôn có kháng nguyên c. Với 2 cặp kháng nguyên D-d và E-c cũng tương tự như vậy vì mỗi người chỉ có thể có 1 trong mỗi cặp, ví dụ có C-d-E hoặc CDE… Kháng nguyên D phổ biến nhất và cũng có tính kháng nguyên mạnh nhất so với các kháng nguyên khác của hệ Rh, nên người có kháng nguyên D được coi là người Rh ( + ); những người không có kháng nguyên D được gọi là người Rh(-). Tuy nhiên cũng cần luu ý rằng ngay trong những người Rh(-) một số kháng nguyên Rh khác cũng có thể gây phản ứng truyền máu tuy rằng rất nhẹ. Khoảng 85% người da trắng là người Rh( + ). Những người Mỹ da đen có tỉ lệ Rh( + ) là 95% còn ờ người Phi da đen tỉ lệ Rh( + ) là 100%. Ở người Việt Nam, tỉ lệ Rh( + ) là 99,92%, hay nói cách khác tỉ lệ Rh(-) chỉ phần vạn do dó nhóm máu Rh gần như không thành vấn đề.

Đáp ứng miễn dịch với Rh

Sự tạo thành kháng thể anti-Rh

Khi hồng cầu chứa yếu tố Rh hoặc những sản phẩm phân hủy của các hồng cầu này được tiêm cho người Rh(-), sự tạo thành kháng thể anti-Rh xảy ra rất chậm, nghĩa là khoảng 2 đến 4 tháng sau, nồng độ kháng thể mới đạt mức tối đa.

Sau nhiều lần tiếp xúc với yếu tố Rh, người Rh(-) trở nên “mẫn cảm” rất mạnh với yếu tố Rh.

Nếu một người Rh(-) chưa hề tiếp xúc với máu Rh( + ) bao giờ thì việc truyền máu Rh( + ) cho họ không gây ra bất kỳ một phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên ở một số người Rh(-) nhận máu Rh( + ) sẽ có sự tạo thành kháng thể anti-Rh trong vòng 2 đến 4 tuần sau đó. Lượng kháng thể này dù để gây ngưng kết những hồng cầu Rh( + ) của người cho vẫn còn tồn tại trong máu người nhận. Các hồng cầu này sau đó sẽ bị vỡ ra, bị thực bào và gây ra phản ứng truyền máu chậm nhưng, thường là nhẹ. Nếu lần sau họ lại được truyền máu Rh( + ), có thế xảy ra các tai biến truyền máu nặng như hệ thống OAB.

Related Articles